Sơ lược về quy trình sản xuất gốm sứ tại làng gốm Bát Tràng

Sơ lược về quy trình sản xuất gốm sứ tại làng gốm Bát Tràng

1.Tạo cốt gốm

1.1. Chọn đất

Điều quan trọng tạo nên một sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chất lượng đó là đất nung. Sở dĩ người ta chọn đây là vùng đất phát triển làng gốm là vì nơi đây có loại đất sét trắng, một loại đất sét có độ mịn, dẻo cao, khó tan trong nước và có màu trắng xám.

1.2. Xử lý, pha chế đất

Để loại bỏ các tạp chất có trong đất sét và đáp ứng nhu cầu của từng loại gốm, đất sét sau khi được lấy về phải trải qua quá trình xử lý, pha chế, người ta gọi quá trình đó là luyện đất. Đất sét sẽ được xử lý bằng phương pháp truyền thống trong hệ thống bể chứa gồm 4 bể có độ cao khác nhau:

  • Bể bánh: Bể này có vị trí cao nhất, dùng để ngâm đất sét thô trong nước từ 3 – 4 tháng. Ngâm để đất nát ra, sau khi đánh tan hỗn hợp, người ta sẽ lấy phần đất mịn tan trong nước tiếp tục đổ vào bể thứ hai.
  • Bể lọc: Qua quá trình lọc, phần đất sẽ lắng xuống dưới, tạp chất sẽ nổi trên trên (người ta sẽ loại bỏ phần này đi).
  • Bể phơi: Múc phần hỗn hợp loãng sang bể phơi, thợ gốm sẽ tiến hành phơi chúng trong 3 ngày.
  • Bể ủ: Người ta sẽ chuyển toàn bộ thành phẩm từ bể phơi sang bể ủ, dùng phương pháp lên men để các sinh vật loại bỏ các chất có hại có trong đất.

Khâu xử lý đất trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, nhưng chưa dừng lại ở đó, người nghệ nhân còn phải pha đất sét với cao lanh để đáp ứng được yêu cầu của từng loại đồ gốm.

1.3. Tạo dáng

Trước đây để tạo dáng cho sản phẩm người ta dùng phương pháp thủ công đó là “ Vuốt ve, be chạnh” trên bàn xoay. Trước khi đưa vào tạo dáng, đất sét phải được vò nhuyễn thành thoi, rồi mới đặt vào giữa bàn xoay. Mọi đặc điểm của sản phẩm từ độ sâu, độ rộng, dáng miệng,… điều được đôi bàn tay của người nghệ nhân quyết định.

Nhưng hiện nay còn rất ít thợ gốm sử dụng phương pháp truyền thống để tạo hình cho sản phẩm. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng khuôn thạch cao, để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt như chén, dĩa, cốc,…

1.4. Phơi sấy và sửa hàng mộc

Sản phẩm sau khi phơi sấy phải giữ được hình dáng, tránh nứt nẻ, và phải thật ráo. Bí quyết của người thợ gốm xưa là phơi trên giá, tại nơi thoáng mát.

Hiện nay có nhiều gia đình sử dụng lò sấy để phơi bằng cách tăng nhiệt độ từ từ để sản phẩm bốc hơi hoàn toàn.

Sau khi phơi ráo, sản phẩm sẽ được “ủ vóc” và chuốt lại một lần nữa. Dùng tay ấn nhẹ vào các chi tiết cho cân, cho tròn. Lấy bớt đi phần dư, đắp vào chỗ thiếu, “cắt tỉa” những vị trí cần thiết.

??̂́? ??? ?????̂̃? chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ cao cấp cho các KHÁCH SẠN, RESORT, HOMESTAY,… như bộ đồ ăn, bộ phụ kiện phòng tắm. Mỗi sản phẩm đều được thực hiện với một quy trình nghiêm ngặt.
Địa chỉ xưởng sản xuất: Thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Địa chỉ Showroom: 27 Nam Tràng, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
HOTLINE: 0961.429.333

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *